CƠ BẢN
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI GỖ TỰ NHIÊN
I. Giới thiệu:
Việc
nhận biết hay phân biệt các loại gỗ tự
nhiên không hề là dễ dàng, thậm chí với nhiều
thợ mộc có kinh nghiệm, họ cũng chỉ
biết 1 số loại gỗ thông dụng đã từng
gặp qua. Việc này rất quan trọng trong công tác
từ việc thiết kế, lựa chọn vật
liệu cho công tác nội, ngoại thất gỗ cho
đến việc đánh giá, nghiệm thu,
định giá sản phẩm gỗ của công trình...
II. Các kinh nghiệm để
phân biệt các loại gỗ tự nhiên:
Việc
phân biệt các loại gỗ TN sẽ thường dựa
vào 5 tiêu chí sau:
1. Cường độ gỗ và độ
đặc chắc, trọng lượng riêng:
+ Gỗ có cường độ càng cao thì trọng
lượng và độ đặc chắc cũng càng cao
và đương nhiên giá thành cũng càng cao theo.
Trọng lượng riêng của gỗ
thường từ 800 kg/ 1m3 đến 1400 kg/1m3.
+ Việc phân biệt có thể bằng cách
đơn giản là dùng móng tay cái miết mạnh trên
mặt gỗ và để ý dấu lõm vào để có
thể nhận biết sơ bộ về cường
độ gỗ, hoặc có thể trong quá trình gia công
(cưa, xẻ, bào...) bản thân người thợ sẽ
có cách nhận biết về cường độ của
từng loại gỗ. Cách khác là cắt thanh gỗ ở
trạng thái độ ẩm thành phẩm yêu cầu
(khoảng 10 đến 14%) đem cân rồi đo kích
thước thể tích mà quy ra trọng lượng riêng
của gỗ. Đem so sánh với trọng
lượng quy định có thể biết gỗ
thuộc nhóm mấy. Cách thứ 3 là tiến hành thí
nghiệm xác định mo đun đàn hồi (E),
độ kháng uốn (W), kéo, nén dọc thớ hoặc
vuông góc thớ trụ gỗ gia công theo quy cách quy
định của TCVN 8048-4:2009 (phương pháp thử
cơ lý phần 4,5,6,7,8)... Tôi sẽ
đề cập vấn đề này chi tiết hơn
trong 1 bài viết khác.
2. Nhận biết về độ cong vênh,
biến dạng của thanh gỗ khi đem phơi ngoài
trời nắng: đây là cách thông dụng để có
thể nhận biết loại gỗ nào gỗ nhóm cao
(gọi là nhóm 1, 2, 3) so với gỗ nhóm thấp (4, 5, 6...).
Độ cong vênh, biến dạng thanh gỗ
càng ít thì nhóm gỗ sẽ càng cao và ngược lại.
3. Nhìn trực tiếp bằng thớ (sớ)
gỗ chưa qua sơn phủ:
+ Quan sát độ mịn và màu sắc của thớ
gỗ: những người thợ mộc lành nghề
thường phân biệt các loại gỗ bằng cách quan
sát thớ gỗ này sau khi bào dọn bề mặt
đến độ bóng mịn, thớ gỗ sẽ
nổi lên rất rõ.
+ Việc quan sát và phân biệt màu sắc, độ mịn
thớ gỗ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
để biết loại gỗ gì chứ không phải là
cơ sở để phân biệt hoặc có 1 quy
ước chung để biết gỗ
đó thuộc nhóm mấy.
+ Ví dụ: phân biệt theo kinh nghiệm:
Gõ đỏ: sớ gỗ có hình dáng và kích cỡ như lông
lợn; màu đỏ hồng, khá đồng đều.
Căm xe: cũng có sớ khá giống
nhưng mịn hơn và đậm hơn sớ của gõ
đỏ. Màu sắc không đồng
đều, có chỗ gần như biến thành màu đen.
Gỗ hương: sớ gỗ cũng giống gõ
đỏ nhưng to hơn và màu đỏ sẫm...
4. Nhận biết bằng mùi gỗ sau khi cửa,
xẻ:
+ Mỗi loại gỗ sẽ có 1 mùi đặc trưng, ví
dụ gỗ trắc có mùi chua nhưng không hăng, gỗ
thông có mùi vị đặc trưng của dầu thông,
gỗ chò chỉ có mùi hơi khét, gỗ sưa thì có mùi
thoang thoảng thơm như trầm...
+ Có nhiều loại gỗ nhìn sớ gỗ và màu khá
giống nhau, do đó, để nhận biết, phân
biệt thì cần phải dùng mũi để phân biệt
thêm mùi.
5. Phân biệt khi đem ngâm trong nước
khoảng 24 tiếng đồng hồ hoặc luộc
thanh gỗ trong khoảng 4 tiếng đồng hồ:
+ Mỗi loại gỗ có 1 đặc tính về màu
sắc, mùi vị riêng khác nhau, do đó để nhận
biết giữa các loại gỗ, ta cần ngâm các thanh
gỗ trong nước khoảng 24 tiếng đồng
hồ hoặc luộc thanh gỗ trong khoảng 4 tiếng
đồng hồ rồi quan sát màu nước, mùi gỗ
sau khi được ngâm. Bằng kinh
nghiệm, ta có thể nhận biết được
loại gỗ, nhưng cách này khó cho ta nhận biết là
nhóm gỗ mấy.
III. Kết luận:
Để
có thể nhận biết, phân biệt chính xác các loại
gỗ, ta cần có kinh nghiệm, quan sát, ghi nhớ theo 4, 5 tiêu chí trên. Để bảo
đảm độ chính xác cao, ta cần kết hợp 2,
3 hoặc cả 5 tiêu chí với nhau để xác
định đó là loại gỗ gì, nhóm mấy...