
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LỄ TANG
Lễ
Cúng Trong Đám Tang
Bà con theo
Phật giáo (hoặc thờ Ông Bà) thường tổ chức nhiều lễ cúng
trong đám tang. Trong các đề mục trước ta đã xem qua lễ nhập liệm, lễ động quan, lễ hạ huyệt ... Tuy nhiên, sau
khi chôn cất xong, người ta còn tổ chức các lễ sau:
Lễ Tế Ngu (Lễ Mở Cửa Mã)
+ Tục này không thống
nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba
ngày sau khi chôn. Thực ra, trong điển lễ thì không có
' lễ ba ngày ' mà chỉ có ' lễ tế ngu ' gồm có ' sơ ngu ' - lúc
rước linh vị về nhà sau khi chôn; ' tái ngu ' - sau ngày ' sơ
ngu ' khi gặp được ' ngày nhu ' (tức là ất, kỷ, tân, quí) và
' lễ tam ngu ' (sau khi chôn gặp ngày cương - tức là gíap, bính, mậu, canh, nhâm. Ngày nay, người ta giản lược, kiêm
luôn cả ba lễ, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế nên gọi là
lễ ba ngày hay lễ mở cửa mã. Lễ này tính ba ngày sau khi chôn, đó là vì có nhiều trường hợp sau khi
chết bốn năm ngày, thi thể còn để trong phòng lạnh, đám tang
chỉ có thể được cử hành nhiều ngày sau khi chết. ** Vào ngày đó, con cháu
sửa lại mã, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước... thắp nhang,
đốt giấy vàng mã...Đồ cúng phải có một cái thang tre nhỏ có bảy
hoặc chín bậc (theo ' nam thất, nữ cửu ')... Người dân
làm lễ này do các quan niệm :
+ Một
người đang sống bình yên, bỗng nhiên mọi họat động
bị đình chỉ.
+ Đang
nhìn thấy người thân, khi đã nhập quan bỗng nhiên
không còn gặp lại nữa.
+ Đang
ở trên dương thế nay chết đi thân xác về cỏi âm, hồn
vất vưởng lìa khỏi xác, âm dương hòan toàn cách
biệt. Sau lễ thành phân, sơ ngu, tái ngu, tam ngu là lễ
tế để làm cho yên ổn hồn phách.
Lễ Cúng Thất
+ Đối với các gia đình
Việt nam, bửa cơm là giờ phút đầm ấm nhất, hạnh phúc nhất. Nếu trong
nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ để ăn cơm
một lúc cho vui vẻ. Nay, bỗng nhiên nhà có người đi xa
không bao giờ trỡ lại. Tục cúng cơm hình thành từ đó.
Trước bữa ăn, người thân dâng lên bàn thờ một bát
cơm úp, một vài món ăn bình thường, ở nhà đang ăn gì
thì cúng thứ ấy. Sau khi thắp hương, người ta dùng đôi đũa vào
giữa bát cơm, rót rượu, khấn vái, rót nước.... Theo
thuyết nhà Phật: linh hồn người chết phải qua bảy lần phán
xét, mỗi lần bảy ngày đi qua một điện ở âm ty thì
vong hồn mới siêu thóat. Tục cúng thất là cúng vào các
ngày theo tuần, kể từ ngày mất: 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày, 100 ngày... Làm
lễ chung thất (49 ngày) và tốt khóc(100 ngày) không cần
phải chọn ngày, cứ đúng ngày qui định trong gia lễ mà
làm.
+ Người ta không ai có
thể chọn ngày chết, vì vậy từ xưa đến nay, hàng năm
cứ đến ngày mất thì làm giỗ, dù cho có năm ngày đó
rất xấu. Chẳng lẻ con cháu ở phương xa nhớ ngày về
làm lễ, đến nơi thấy khói tàn hương lạnh, lũi thủi ra
về sao ?. Tang tế là ngày định sẳn, thân bằng cố hữu
ai lưu luyến thì đến thăm viếng, không đợi thiếp mời
như lễ mừng.
Lễ Trừ Phục (Đàm Tế)
+ Sau khi an táng hai năm,
người ta chọn một ngày tốt để làm lễ trừ phục. Trừ
phục gồm có 3 lễ:
1. Lễ
Sửa Mộ.
2. Lễ
Đàm Tế: Cất khăn tang, hủy (đốt) các thứ thuộc về phần
lễ tang, rước linh vị lên bàn thờ chính, bỏ bàn thờ
tang, thu cất các bức trướng, câu đối viếng...
3. Lễ
rước linh vị vào chính điện và yết cáo tổ tiên: Chép
sẳn linh vị mới, khi đàm tế ở bàn thứ tang xong thì
đốt linh vị cũ. Sau đó rước linh vị, bát hương và
chân dung đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới.
Lễ Nào Là Lễ Trọng ?
+ Lễ Giỗ: Phong tục các
nơi đều thống nhát lấy giỗ cha mẹ là chính (cha mẹ
của người tôn trưởng nhất trong nhà).
+ Lễ Tang: Phong tục mỗi
nơi mỗi khác. Có nơi chú trọng lễ 49 ngày, nơi khác coi lễ 100 ngày là lễ chính, có nơi làm lễ
3 ngày xong xuôi tốt đẹp là được. Đó là có thể trong lúc tang gia bối rối, việc thù đáp đối với thân
bằng cố hữu và những người đến hộ tang có nhiều
khiếm khuyết nên họ lấy lễ 3 ngày là lễ trọng. Đó xem như là dịp để tang gia tạ ơn những người đã săn sóc cha mẹ mình khi đau yếu và giúp đở gia đình lo xong đám tang. Có
nơi coi trọng lễ giỗ đầu ('Tiểu tường'), có nơi coi
trọng lễ giỗ thứ hai ('Đại tường').

--