
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LỄ TANG
Lễ
Nhập Liệm
Gần đến giờ nhập
liệm, gia đình cần phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ đồ
cúng (có thể hỏi những người lớn tuổi, các vị Sư
hoặc Ban kẻ liệt (nếu gia đình theo Công giáo).
PHẬT GIÁO
+ Chuẩn
bị nhang, đèn, giấy vàng mã (nên nhờ người bán chọn
giúp những loại thích hợp và phân làm từng phần: nhập
liệm, cúng cơm, động quan, rãi dọc đường, hạ huyệt,
mở cửa mã..., bạn chỉ cần cho người bán biết bạn muốn mua tất cả bao nhiêu
tiền là đủ).
+ Chổ
để quan tài, 2 bàn cúng (một bàn thờ Phật, một bàn
'vong'), 2 bộ chân đèn, 2 bát nhang, 2 trò, 2 dĩa trái
cây, 2 bình bông và cơm, canh dành để cúng cơm (chay
hoặc mặn).
+ Lập
sẳn danh sách tất cả những người để tang theo thứ tự
từ lớn đến nhỏ với các mục: Họ tên, tuổi (theo Âm
lịch), quan hệ với người chết..(Thầy tụng sẽ đọc tên
và phát tang trong lễ thành phục).
+ Treo
hoặc dán bảng CÁO PHÓ trước cửa nhà ở vị trí dể quan
sát. Bạn có thể lấy mẩu Cáo phó (in sẳn) của Trại hòm,
điền vào những thông tin về người chết, ngày giờ nhập
liệm, động quan, an táng...Riêng đối với những gia
đình không muốn nhận tiền phúng điếu, tràng hoa, lễ
vật...thì điền thêm vào Cáo phó. Ví dụ: " Gia
đình xin miễn phúng điếu, tràng hoa cùng lễ vật. Xin
cám ơn ".
+ Bắt
đầu nhập liệm: Các con đi vào, con trai bên trái, con
gái bên phải. Quí Thầy sẽ đọc kinh (nếu không có
Thầy, gia đình có thể dùng máy phát thanh). Nhân
viên dịch vụ sẽ tiến hành mặc bộ đồ tẩn liệm, quấn
vải liệm...Lúc này con cháu qùy 2 bên, người con
trưởng hoặc cháu đích tôn sẽ đến vuốt mắt người
chết (nếu không nhắm thì có thể hơ lửa một miếng giấy
cho nóng rồi vuốt từ trên xuống) rồi nâng đầu người
chết, cùng với nhân viên mai tấng ' hạ thổ ' 3 lần
(nâng tử thi nằm ngang vai rồi từ từ hạ thấp chạm
đất), sau đó đặt vào quan tài một cách êm ái, đầu
người chết được lót một gối nhỏ (làm bằng vải dồn
trà hoặc bằng đất sét..).
+ Đồ
khâm liệm thường được dùng bằng vải trắng. Nếu
người chết lớn tuồi người ta còn dùng vải đỏ phủ lên trên.
Dùng nhiều vải được gọi là Đại liệm, dùng ít
vải gọi là Tiểu liệm. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, các trại hòm thường dùng bao nylon cột chặt tử thi lại, túm 2 đầu bao bằng vải. Sau đó có thể bỏ vào quan tài một số quần áo cũ của người chết (sau khi đã cắt hết cúc). Những chổ còn trống trong quan tài sẽ được nhân viên mai táng chèn đầy bằng trภhoặc bằng bông lài khô...
+ Con cháu đến trước quan tài khấu đầu 2 lạy trước khi đóng nắp Áo quan. Chú ý: tang chủ không nên quá bi lụy, tránh để nước mắt rơi vào trong quan tài.
+ Trường hợp người chết đã cứng lạnh, người co rút không bỏ lọt vào trong Áo quan được, người ta có thể hơ lửa và nắn dần chân tay cho thẳng ra
hoặc xoa bóp bằng cồn, rượu...Nếu thi hài to quá, người ta thường dùng 2 chiếc đủa cả để ở 2 bên mép áo quan rồi cho thi hài lọt xuống dần. Sau khi thi hài đã yên vị, cắt bỏ những dây buộc chân, tay, vai ,mông...để người chết có thể nằm thoải mái.
+ Mọi việc xong thì đậy nắp quan tài lại thật kỹ, đặt ở giữa nhà. Nếu ở nhà còn người lớn hơn thì đặt bên cạnh. Nhân viên mai táng sẽ trang trí đèn, lập bàn thờ phật, bàn vong, treo lá triệu (là tấm vải đỏ được viết bằng chử nho từ trên xuống, nội dung gồm tên, tuổi, địa chỉ của người chết...), đặt một cái siêu đất ở dưới quan tài, đổ dầu phộng vào nắp siêu đã được úp ngược, đốt đầu phộng bằng một cọng tim bứt...Dọn bàn vong gồm bát nhang, bình bông, chân đèn, trái cây, trà rượu, một chén cơm đầy có cắm một đôi đũa tre đặt ở giữa, hai bên là hai chén cơm lưng, mỗi chén có cấm một chiếc đũa...Làm lễ thiết linh: là lễ lập linh vị, con cháu đốt nhang vái lạy. Khi
chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống mà tế, do đó mỗi lần lạy chỉ lạy 2 lạy.
+ Lễ thành phục: là lễ phát tang, thường được tiến hành ngay sau khi nhập liệm. Thầy tụng sẽ phát tang hoặc con cháu tự mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng. Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp, mà người hộ tang thay
mặc tiếp khách và nói lời thông cảm với khách. Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Lúc này, thân bằng cố hữu, bà con láng giềng mới đến phúng viếng.
CÔNG GIÁO
Theo đạo Công giáo, gia
chủ không đặt nặng vấn đề cúng kiến, mà chủ yếu là đọc kinh cầu cho linh hồn người mất. Được sự giúp đở rất nhiệt tình của các vị Trùm và Ban kẻ liệt, gia đình chỉ cần chuẩn bị sẳn đồ tang phục (có một số người mặc đồ tang trườc khi nhập liệm).
Gần đến giờ nhập liệm, bà con Công giáo trong khu sẽ đến cùng gia đình đọc kinh, trước khi Cha Sở đến làm lễ.
Đồ dùng tẩn liệm theo Công giáo là: vải trắng (không sữ dụng chiếu, vải đỏ)... Cha Sở làm lễ xong (khi người chết đã được đặt vào quan tài) liền ra về,
phần nghi lễ còn lại do các Ông Trùm làm tiếp.
Nghi lễ Công giáo có phần trang nghiêm hơn Phật giáo. Bàn
thờ theo Công giáo đơn giản là một bảng tên thánh, bình bông huệ trắng, cây thánh
giá ... phía sau quan tài treo một tấm vải có thiêu tên giáo xứ, tên thánh của người chết. Trước nhà có treo bốn lá cờ nhỏ có thiêu chử. Ví dụ: Sống gởi thác về.

--