
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LỄ TANG
Những
Vấn Đề Liên Quan
Đám Tang Trong Ngày Tết.
Ngày tết nguyên đán
là ngày vui cổ truyền của dân tộc, có ý nghĩa rất
thiêng liêng. Gia đình phải gác mối sầu riêng để hòa
cùng niềm vui của toàn dân tộc. Vì vậy, có tục lệ cất
khăn tang trong ba ngày tết. Nhà nào có đại tang thì
kiêng không đi chúc tết, mừng tuổi bà con. Ngược lại,
bà con xóm giềng lại cần phải đến chúc tết và an ủi những
gia đình bất hạnh. Trường hợp gia đình có người chết
vào ngày giáp tết thì gia đình phải định liệu được
thì chôn trước ngày tết, nếu để sang năm mới thì có
nhiều điều bất tiện. Đa số các gia đình kiêng không
để sang ngày mồng một đầu năm, trường hợp chết đúng
ngày mồng một tết thì không phát tang vội nhưng phải
chuẩn bị mọi thứ để sáng mồng hai làm lễ phát tang.
Lễ Cưới Đã Chuẩn Bị Sẳn, Vấp Phải Lễ
Tang ?.
" " Sinh hữu hạn, tử vô
kỳ ": cuộc đời thì có hạn nhưng không ai biết trước mình sẽ
chết lúc nào. Theo lễ nghi thì trong khi nhà có tang,
nhất là đại tang thì phải tránh mọi cuộc vui. Nhưng lễ
cưới đã chuẩn bị sẳn, nếu quá câu nệ thì qủa gay go
cho cả hai gia đình, nhất là các gia đình mà cả đôi bên
đều ông gìa bà cả, có khi đợi đến bảy tám năm sau
cũng chưa hết tang.
Vì
vậy mới có tục lệ: ' Cưới bôn tang " tức là cưới chạy tang.
Khi đó người chết được cho nằm tạm trên giường, đấp
chăn lại, chưa nhập quan, hoặc làm lễ nhập quan nhưng
chưa làm lễ thành phục (theo nghi lễ nếu chưa làm lễ
thành phục thì chưa ai được khóc). Hàng xóm tuy biết
nhưng khi gia đình chưa phát tang thì chưa thể đến viếng (trừ
thân nhân ruột thịt và những người lân cận tối lửa
tắt đèn có nhau, coi như người nhà). Trong khi đó, cả
hai gia đinh chuẩn bị gấp đám cưới, cũng làm đủ lễ
đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ
hồng...nhưng lễ vật rất đơn sơ, bó hẹp trong phạm vi
gia đình và một vài thân nhân. Khách, bạn đã mời
cũng miễn, sẽ thông cảm sau.
Công
việc cưới gả xong xuôi thì mới bắt đầu phát tang. Cô
dâu, chú rể mới, trở thành thành viên của gia đình,
chịu tang chế như mọi con cháu khác.
Trường
hợp nhà có đám cưới mà hàng xóm lân cận có đám
tang. Người biết phép lịch sự và có lòng nhân ái không
bao giờ cười đùa vui vẻ trước cảnh buồn thảm của
người khác. Trong trường hợp trên, người ta vẫn tiến
hành lễ cưới nhưng không nên làm huyên náo, quá ầm
ỉ, tránh tình trạng kẻ khóc người cười.
Dự Đám Tang
Dù thân hay sơ, nếu
ta đi đến dự đám tang thì phải nghiêm túc, biểu lộ
lòng thành kính đối với người đã khuất. Ngoài ra,
đam tang thường kéo dài đôi ba ngày, việc ăn uống là
không tránh khỏi, nhưng chỉ nên hạn chế trong số người
đến giúp việc và những thân nhân ở xa về. Đối với
bà con, lối xóm, khách bạn...thì tang lễ không phải là
dịp để ' Trã nợ miệng ', nên tự hạn chế mình, giúp được việc gì thì tận tình giúp đở, không tiện về
nhà ăn cơm thì cũng không nên hạch sách, trách móc theo
thói cũ ' Ma chê, cưới trách ', không hay ho gì cả. Khi dự
đám tang không ăn mặc lòe loẹt, hở hang...cần phải
trang nghiêm, kín đáo.
Đi
đường gặp đám tang: Nếu gặp đám tang ngược
chiều, dù vội đến đâu, ta cũng phải nhường đường
cho đám tang đi qua, có người còn lịch sự ngã mũ, nón
để cúi chào. Ngược lại, đòan xe tang khi di chuyển cũng phải nghiêm túc,
trật tự, đi có hàng lối, tuân thủ trật tự giao thông.
Hơi Lạnh Ở Xác Chết
Nhiều người công
nhận rằng: theo cảm giác thì người mới chết lạnh hơn
nhiều so với nhiệt độ bình thường của con người cũng
như của môi trường xung quanh. Hiện tượng hơi lạnh ở
nhà người mới chết là có thực, hiện tượng vướng
phải hơi lạnh bị ốm cũng khá phổ biến, nhất là đối
với những người bị các chứng bệnh kinh niên, cao huyết
áp...còn đối với những người mạnh khỏe thì không mấy
ảnh hưởng.
Vì
vậy để phòng xa, người ta không cho các bậc cao lão,
phụ nữ có thai sắp đến ngày sinh, trẻ quá nhỏ... đến
dự khi tẩn liệm, an táng và cải táng. Tục xông khói
chính là để đề phòng có người bị hấp thụ bởi hơi
lạnh. Tục này yêu cầu người ta phải xông khói rồi mới được
vào nhà, hàng xóm xung quanh nhà có tang lễ thường đặt
sẳn ở cửa ra vào một cái lò than đốt vỏ bưởi và quả
bồ kết để trừ uế khí. Những người đi dự lễ tang
cũng có thể phòng hơi lạnh bằng cách ngậm gừng sống,
uống nước lá nhót....trước và sau khi đến viếng lễ
tang.

--